Hoàn thiện nhà xây thô là quá trình đòi hỏi sự cẩn trọng từng công đoạn vì nó quyết định phần lớn đến thẩm mỹ ngôi nhà sau xây dựng. Bạn đã biết quy trinh các bước hoàn thiện nhà xây thô cũng như kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô nhanh và hiệu quả chưa? Cùng tìm hiểu nhé.
Tham khảo thêm: Phần hoàn thiện nhà gồm những hạng mục gì?
Sau những vất vả để ngôi nhà của bạn có được một khung hình xây thô như ý, thì giờ đây một công đoạn cũng khiến chủ nhà hao tâm tổn trí không kém đó là hoàn thiện nhà xây thô. Tưởng chừng đây là khâu đơn giản nhưng nếu không chú ý bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để khắc phục. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về Cách Hoàn thiện nhà xây thô nhanh và hiệu quả.
Hoàn thiện nhà xây thô là gì?
Hoàn thiện nhà xây thô là công đoạn quan trọng có vai trò quyết định đến thẩm mỹ và sự tiện nghi của công trình sau khi hoàn thành. Nó bao gồm các phần về điện, nước hoàn thiện các góc cạnh, mảng tường, đóng trần, trang trí lắp đặt các vật tư, thiết bị nội thất,..
Hoàn thiện nhà xây thô được xem là công đoạn cuối cùng để tạo nên một ngôi nhà đẹp, chất lượng và tiện nghi. Chính vì vậy khi thi công hoàn thiện nhà xây thô cần tính toán chi tiết theo kế hoạch. Phần hoàn thiện nhà cần có được sự kỹ lưỡng, tính chính xác cao thì sẽ không bị phát sinh thêm chi phí không mong muốn.
Có hai gói hoàn thiện nhà xây thô thường được áp dụng đó là chỉ hoàn thiện nhà hoặc hoàn thiện trọn gói nội thất:
- Hoàn thiện nhà xây thô chưa nội thất: Đây là gói giao khoán nhân công và vật tư (hoặc tự mua vật tư, thuê nhân công) để hoàn thiện sơn nhà, hệ thống điện nước, chống thấm…các công việc khác. Nhưng khi hoàn thiện thì nhà vẫn chưa có nội thất
- Hoàn thiện nhà xây thô full nội thất: Gói giao khoán hoàn thiện nhà và nội thất, sau khi xong thì chủ nhà chỉ cần vào ở ngay. Điều này hạn chế việc phải thuê nhiều đơn vị thực hiện xây nhà sau đó sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và các công việc khác hơn.
Hình ảnh: Công đoạn hoàn thiện nhà xây thô vô cùng quan trọng
Các hạng mục hoàn thiện nhà xây thô bao gồm?
Phần hoàn thiện nhà ở thường bao gồm các hạng mục cơ bản sau, bạn đọc có thể tham khảo:
- Thi công lắp đặt điện, nước trong nhà và ngoài nhà: Lắp đặt, tháo dỡ đường ống cấp thoát nước, thiết bị sử dụng nước, bố trí dây điện và các thiết bị sử dụng điện (đèn, ổ cắm, công tắc, …)
- Thi công sơn trang trí nhà: Cung cấp và thi công sơn trong nhà, sơn ngoài nhà.
- Thi công đồ gỗ nội thất: Cung cấp và lắp đặt các thiết bị nội thất như tủ gỗ, tủ bếp, cánh cửa…bằng nguyên liệu gỗ tự nhiên (xoan đào, căm xe, …)
- Thi công trần thạch cao trang trí: Làm trần, trần nổi, trần chìm phẳng, trần giật cấp, vách ngăn, vách bằng thạch cao thường và thạch cao chịu nước, trần khung xương và trần treo, dán phào, hoạ tiết trang trí thạch cao, …
- Thi công nhôm kính: Cung cấp và lắp đặt cửa, vách bằng nhôm kính, cửa cánh kính, cửa kính thuỷ lực, kính chịu lực, kính hộp,…
- Thi công giấy dán tường, trang trí trong và ngoài nhà.
- Thi công sắt: Lắp ráp các hạng mục cửa sắt, lan can cầu thang, lan can ban công, thang sắt bằng thép hộp, thép hình, thép đặc và thép bản,…
- Thi công đá Granite: Cung cấp và lắp đặt đá granite bậc cầu thang, tam cấp, ốp tường, lát nền, hoa văn, cột …
- Thi công sân vườn, tiểu cảnh.
- Các hạng mục thi công hoàn thiện khác.
Quy trình hoàn thiện nhà xây thô
Quy trình hoàn thiện nhà xây thô thường bao gồm các bước sau:
- Trát bả tường
- Láng sàn nhà
- Ốp lát gạch
- Sơn, quét vôi tường
- Lắp đặt hệ thống điện nước
- Lắp đặt trang trí nội thất
Hình ảnh: Quy trình hoàn thiện nhà xây thô như thế nào?
Trát bả tường
- Cần dành đủ thời gian khô hoàn toàn cho tường mới xây, nên làm ẩm tường với nước sạch nếu tường quá khô.
- Tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt tường và loại bỏ các tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp bột bả bằng cách dùng đá mài.
- Dùng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và sau đó vệ sinh bụi bẩn bằng máy nén khí hay khăn sạch thấm nước.
Láng sàn
- Láng sàn ngay sau khi nền láng chưa khô hẳn
- Nếu nền láng bằng bê tông mà khô quá thì phải băm mặt bê tông, chải, rửa sạch rồi mới láng. Mặt láng phải bằng phẳng
Ốp lát gạch
- Mạch lát phải thật khít, không có gờ hay nổi cộm, đầy vữa nhưng không bị ố bề mặt.
- Mặt ốp lát gạch phẳng và độ dốc đạt yêu cầu.
Sơn bả tường
- Bề mặt sơn, bả tường đồng đều màu sắc, không có vết ố, vết loang lỗ.
- Mặt lớp sơn phải bóng, không có bọt khí, vón cục hay vết nứt.
Công tác lắp đặt, điện nước và hệ thống kỹ thuật
- Lắp đặt các hệ thống như bồn nước, bồn vệ sinh, hệ thống điện dân dụng, hệ thống chiếu sáng,...cần được thực hiện theo đúng bản vẽ kỹ thuật cũng như yêu cầu khi lắp đặt.
- Hệ thống cáp điện cần có cầu dao an toàn, độ dốc thoải của ống nước phải đảm bảo tiêu chuẩn, các đường dây điện trong ống bảo vệ tránh bị ẩm, chập điện, hệ thống chống sét đảm bảo nối với đất đúng quy cách,...
- Chọn các sản phẩm uy tín, tiết kiệm chi phí, phù hợp với nhu cần sử dụng.
- Nên chú trọng về độ bền vững và an toàn của các hệ thống này.
Lắp đặt nội thất
- Lắp đặt nội thất thường chia ra lắp đặt những nội thất dính liền tường như hệ thống vệ sinh, nhà tắm, cửa, hệ thống điện, ống nước và nội thất hoàn thiện.
- Hoàn thiện cửa ra vào, lắp đặt cửa sổ cho từng phòng. Khi lựa chọn chất liệu cửa gỗ, sắt, nhôm, kính thì nên lưu ý đến sự thống nhất trong phong cách kiến trúc tổng quát của ngôi nhà.
- Hoàn thiện, lắp đặt thiết bị phòng vệ sinh, phòng tắm, tay vịn cầu thang.
- Nội thất hoàn thiện như tivi, tủ lạnh, bàn ghế,…
Hình ảnh: Kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô nhanh và hiệu quả
Lưu ý để không phát sinh chi phí khi hoàn thiện nhà xây thô
Trong giai đoạn hoàn thiện nhà xây thô, các gia chủ thường quan tâm làm thế nào để hạn chế phát sinh chi phí ở mức thấp nhất. Chi phí phát sinh trong quá trình hoàn thiện nhà thường nằm ở các nguyên vật liệu như gạch ốp lát hay sơn tường, hệ thống điện, nước, kỹ thuật và nội thất cho gia đình. Để tránh được tình trạng phát sinh chi phí này, gia chủ cần lưu ý thống nhất công việc và vật tư theo kế hoạch ban đầu, đồng thời phải tuân thủ theo thiết kế và bản vẽ chi tiết.
Hơn nữa, cần có sự tham gia của kiến trúc sư tư vấn ngay từ đầu về các giải pháp nội thất để chọn lựa nội thất phù hợp cho ngôi nhà. Đồng thời xác định các chi phí có thể chi trong tương lai, không nhất thiết là phải ngay thời điểm hoàn thiện ngôi nhà, giúp hạn chế thấp nhất chi phí phát sinh. Đối với các tiện nghi sinh hoạt hoặc nội thất gia đình có thể sắm sửa dần dần khi bạn có điều kiện hơn, không nhất thiết phải mua tất cả trong một lần nếu không đủ chi phí.